Viêm quanh khớp vai là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, ở cả hai giới. Bệnh gây các thương tổn phần mềm quanh khớp như cơ, gân, bao gân, dây chằng, thần kinh, mạch máu,… Vậy viêm quanh khớp vai chữa thế nào? Dưới đây sẽ là thông tin về cách điều trị viêm quanh khớp vai.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau khớp vai có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân ở tại khớp vai (bao gồm các tổn thương xương, khớp vai, phần mềm quanh khớp vai); có những nguyên nhân khác ở ngoài khớp vai cũng gây đau vai đặc biệt là u đỉnh phối, thiểu năng vành. Các chấn thương nghề nghiệp (những nghề phải vận động khớp vai nhiều như lái xe, thợ rèn,…), do chơi thể thao (bóng bàn, bơi, tennis,…) đều có thể gây tổn thương khớp vai, gây viêm quanh khớp vai.

Nguyên nhân đau khớp vai có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân ở tại khớp vai.
Triệu chứng
Triệu chứng của viêm quanh khớp vai là tình trạng đau vùng vai và hạn chế vận động vùng khớp vai, đặc biệt là khó nhấc tay lên cao, khó chải đầu, gãi lưng… Bệnh nhân có thể đau lan lên cổ, xuống cánh tay. Đau nhiều về đêm và cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng. Tùy theo từng thể bệnh mà mức độ đau và hạn chế vận động khác nhau.

Triệu chứng của viêm quanh khớp vai là tình trạng đau vùng vai và hạn chế vận động vùng khớp vai.
Ở những người bị viêm quanh khớp vai, không có sự tổn thương của hệ thống xương và khớp vai nên hình ảnh chụp Xquang khớp vai có thể hoàn toàn bình thường. Việc đau và hạn chế vận động khớp vai là do tổn thương của hệ thống dây chằng, có thể là viêm mạn tính, xơ cứng hệ thống dây chằng.
Điều trị
Người bệnh nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp để khám, chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp vai để có chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả.
Điều trị viêm quanh khớp vai phụ thuộc vào từng thể bệnh khác nhau. Các phương pháp điều trị bệnh như phục hồi chức năng bằng các bài tập vận động, xoa bóp, vật lý trị liệu, dùng thuốc như các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau chống viêm.

Người bệnh nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp để khám, chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp vai để có chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả.
Một số trường hợp cần được tiêm thuốc vào khớp vai, tuy nhiên không được sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu không hậu quả sẽ có thể gây teo cơ, loãng xương, biến dạng khớp…
Chụp khớp cản quang và nong khớp là các kỹ thuật được chỉ định cho khớp vai thể đông cứng; đây vừa là kỹ thuật để chẩn đoán xác định bệnh vừa để điều trị bệnh thông qua giải phóng bao khớp bị dính.
Trong một số trường hợp, thể giả liệt do đứt gân các cơ xoay vai, ở người đòi hỏi mức độ vận động cao (vận động viên) có thể phẫu thuật để phụ hồi gân. Gần đây kỹ thuật phẫu thuật nội soi khớp vai để tạo hình mỏm cùng vai, mở rộng bao khớp, nối gân… đã được tiến hành ở một số bệnh viện trong nước và cho kết quả tốt.
Đồng thời với các phương pháp điều trị là chế độ dinh dưỡng thích hợp để giảm những cơn đau nhức cho người bệnh.
Khj bj benh co nen tiem khang sinh lau dai khong a?